Dự án Foresta Khang Điền trở thành điểm sáng thu hút khách hàng và nhà đầu tư quan tâm tại thị trường bất động sản phía Đông Sài Gòn. Không chỉ sở hữu những ưu điểm nổi tại, dự án còn thừa hưởng hệ thống hạ tầng xung quanh vô cùng phát triển. Hãy cùng chúng tôi điểm qua các cột mốc triển vọng tăng giá dự án Foresta Khang Điền qua bài viết dưới đây.
Theo kế hoạch Quy hoạch, hệ thống giao thông của khu Đông Sài Gòn nói chung và Quận 2 nói riêng cũng có những sự thay đổi mạnh mẽ, hình thành nhiều tuyến đường huyết mạch quan trọng phải kể đến như:
- Tuyến đường Cao tốc Long Thành – Dầu Giây, giúp kết nối Tp. Hồ Chí Minh và Tỉnh Đồng Nai.
- Tuyến đường Vành Đai 2 có quy mô 70km, chạy qua nhiều tuyến đường lớn như cầu Phú Mỹ, ngã tư Bình Thái, Quốc lộ 1A, khởi công Q3/2025 và hoàn thành Q2/2027
- Tuyến đường sân bay Quốc tế Long Thành – Dầu Giây.
- Các tuyến đường khác như: Nguyễn Duy Trinh, cầu Rạch Chiếc, Bưng Ông Thoàn và Liên Phường đều được nâng cấp và mở rộng.
- Tuyến Metro 1 đưa vào khai thác và Metro 2 khởi công 2026, đi vào hoạt động 2030
- Toàn bộ nút giao Mỹ Thủy hoàn thành năm 2025
- Nút giao An Phú hoàn thành 30/4/2025
Những tín hiệu tích cực từ hạ tầng-giao thông được nâng cấp được coi là cú hích quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội Quận 2, đồng thời, hạ tầng đồng bộ cũng tạo đà cho thị trường bất động sản Quận 2 nói riêng và TP.Thủ Đức khởi sắc, mang đến cơ hội an cư, đầu tư đầy tiềm năng cho người mua ở thực và nhà đầu tư.
Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành với tổng mức đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng
Theo đó, về quy mô đầu tư, VEC đề xuất đầu tư mở rộng với quy mô 8 làn xe đối với đoạn tuyến từ nút giao Vành đai 2 đến nút giao Vành đai 3 (Km4+000 - Km8+770). Đoạn tuyến từ nút giao Vành đai 3 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Km8+770 - Km25+920) sẽ được đầu tư mở rộng với quy mô 10 làn xe.
DỰ án hiện có 4 phương án triển khai được đề xuất. Phương án đầu tiên là mở rộng đường cao tốc hiện tại, với chi phí ước tính là 5.000 tỷ đồng. Phương án thứ hai là xây dựng đường cao tốc mới song song với đường cao tốc hiện tại, với chi phí ước tính là 7.000 tỷ đồng. Phương án thứ ba là xây dựng đường cao tốc mới, với chi phí ước tính là 10.000 tỷ đồng. Cuối cùng, phương án thứ tư là mở rộng đường cao tốc hiện tại và xây dựng đường cao tốc mới, với chi phí ước tính là 15.000 tỷ đồng.
Nút giao An Phú - Nút giao thông lớn nhất, đẹp nhất thành phố
Nút giao thông An Phú là nơi giao nhau của nhiều tuyến đường huyết mạch ở cửa ngõ phía Đông Sài Gòn gồm Mai Chí Thọ, Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định, cao tốc TP.HCM – Long Thành… Dự án có tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỉ đồng, hứa hẹn trở thành nút giao thông lớn nhất, đẹp nhất thành phố.
Dự án nút giao thông An Phú được khởi công từ cuối tháng 12/2022, có quy mô 3 tầng, gồm: hầm chui hai chiều nối cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ (phía hầm Thủ Thiêm), kéo dài qua nút giao Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống; các đảo, tiểu đảo trên mặt đất; hai cầu vượt trên cao.
Tuyến Metro 1 Bến Thành - Suối Tiên sắp đưa vào vận hành
Cầu Thủ Thiêm 3 và 4
Hiện tại, cầu Thủ Thiêm 3 đã được chấp thuận và đang lên kế hoạch xây dựng trong tương lai. Trong khi đó, cầu Thủ Thiêm 4 đang được đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các thủ tục và dự kiến khởi công vào năm 2025.
Cầu Thủ Thiêm 3 được xây dựng với mục tiêu kết nối quận 4 và khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dự kiến, cầu được nối từ đường Tôn Đản, băng qua đường Nguyễn Tất Thành và khu bến cảng Nhà Rồng- Khánh Hội (quận 4) vượt sông Sài Gòn và kết thúc tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức).
Cách đó không xa về phía Đông Nam khu đô thị Thủ Thiêm, là vị trí dự kiến xây dựng cầu Thủ Thiêm 4, kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) qua quận 7.
Sắp có cầu đi bộ 1.000 tỷ đồng qua sông Sài Gòn nối Thủ Thiêm với quận 1
Cây cầu đi bộ qua sông Sài Gòn có chiều dài 500m, được bắt đầu từ công viên bến Bạch Đằng, chân cầu là công viên bờ sông và ngoài ranh khu A - phía Nam quảng trường trung tâm khu đô thị Thủ Thiêm, khởi công vào dịp 30/4/2025.
Cây cầu đi bộ qua sông Sài Gòn được thiết kế hình chiếc lá dừa nước, một loại lá rất đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. Cây cầu sẽ như một chiếc lá mềm mại bay nhẹ nhàng trên dòng sông Sài Gòn, giúp gợi nhớ hình ảnh thân thuộc, dân dã trong quá khứ của vùng đất phương Nam và cũng là sẽ một biểu tượng mới, giúp kết nối với hiện đại, hướng đến tương lai của thành phố.